50 đoàn viên, thanh niên của Quận đã tham gia hỗ trợ, giải quyết thủ tục hành chính cho gần 200 người dân trong ngày.
Các hoạt động trong Tháng Thanh niênnăm nay được Ban Chấp hành Đoàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tập trung triển khai nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của thanh niên và người dân về chuyển đổi số quốc gia, hướng tới chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số", khẳng định rõ tinh thần tiên phong, đi đầu của đoàn viên, thanh niên trên tất cả các lĩnh vực.
Ngày cao điểm "Tình nguyện hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến và các hoạt động chuyển đổi số năm 2023" là 1 trong 5 hoạt động trong Tháng Thanh niênvà gắn với chủ đề công tác "Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn".
Cùng với đó, các đoàn viên, thanh niên cũng xác định rõ nhiệm vụ tuyên truyền, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong giới trẻ, cụ thể hóa “chuyển đổi số” thành mô hình, giải pháp, công trình, phần việc của thanh niên trong tháng 3, nhất là các hoạt động hỗ trợ nhân dân về dịch vụ công trực tuyến, thanh toán điện tử, định danh điện tử…
Nhiều người dân trong Quận đã được các đoàn viên, thanh niên hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin (cài đặt và sử dụng phần mềm VNeID, đăng ký dịch vụ công trực tuyến,...) để thực hiện các thủ tục hành chính.
Sau khi được hỗ trợ cài đặt ứng dụng, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, anh Hồng Vũ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ:“Bản thân mình đã biết đến dịch vụ công trực tuyến từ khá lâu nhưng vẫn còn tâm lý lo ngại về sự không thuận tiện, khó thao tác nên vẫn muốn đến trực tiếp cơ quan Nhà nước để nộp hồ sơ. Nhưng hôm nay được các bạn hướng dẫn cài đặt phần mềm VNeID, VSSID... và hướng dẫn sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến, mình có thể tự tin thực hiện mọi thứ trên chính chiếc điện thoại mà không còn băn khoăn gì”.
Tận dụng thế mạnh am hiểu công nghệ thông tin, các đoàn viên, thanh niên cũng tích cực thu thập thông tin của các tiểu thương, các hộ kinh doanh trên địa bàn đặc biệt là khu vực chợ Đồng Xuân để trao cấp mã QR sử dụng trong giao dịch buôn bán. Bên cạnh đó các đoàn viên cũng nhiệt tình tuyên truyền, vận động người bán khuyến khích khách hàng sử dụng giao dịch không dùng tiền mặt.
“Cũng tiện lắm, trước đây chỉ sử dụng tiền mặt nên khách hàng cũng băn khoăn lựa chọn sản phẩm khi không mang đủ tiền. Nhưng khi có thể dễ dàng chuyển khoản và quét mã trực tuyến thì việc buôn bán cũng dễ dàng hơn. Các bạn đoàn viên, thanh niên cũng nhiệt tình giúp đỡ các tiểu thương trong chợ chưa có thanh toán điện tử”, kinh doanh và buôn bán tại chợ Đồng Xuân đã hơn 30 năm, bác Trần Thị Hoàn mới sử dụng mã QR trong thanh toán và giao dịch cho biết.
Cùng ngày, Đoàn thanh niên quận Hoàn Kiếm đã thực hiện gắn biển công trình thanh niên số hóa di tích danh thắng trên địa bàn quận tại đền Phù Ủng, phường Hàng Trống.
Chỉ cần quét QR Code, khách tham quan có thể dễ dàng tìm hiểu về điểm di tích lịch sử, văn hóa này. Đây là hoạt động giúp tiết kiệm kinh phí trong việc tuyên truyền, quảng bá du lịch tại các điểm di tích, mang đến cho người dân, du khách những thông tin về điểm du lịch và những trải nghiệm, cách tiếp cận mới về quảng bá du lịch trong xu thế thời đại.
Bài và ảnh:Lê Trang
Báo VietNamNet giới thiệu tới độc giả toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại lễ ký kết chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ TT&TT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chiều ngày 30/3.
" alt=""/>Thanh niên hỗ trợ người dân cài VNeID, thanh toán không dùng tiền mặtTập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nhận định công tác chuyển đổi số trong tập đoàn là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Thực hiện nhiệm vụ Hội đồng Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro lần thứ 54 đã giao, trải qua quá trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn, ngày 24/03/2023, Vietsovpetro đã ký kết hợp đồng số với Liên doanh nhà thầu FPT - PetroSouth.
Ông Trương Quốc Lâm, Chánh Văn phòng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đánh giá dự án này là một bước đi quan trọng trong “Lộ trình chuyển đổi số tại Vietsovpetro” theo nghị quyết đã được thông qua của hai phía. Đồng thời, ông nhận định mức độ “trưởng thành số” của Vietsovpetro như vậy là rất cao trong hệ sinh thái chuyển đổi số của PVN, tương lai, Vietsovpetro sẽ thành công trong việc tái tạo mô hình phát triển kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững.
Ngoài ra, đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng lưu ý, cần xây dựng và phát triển nội dung văn hóa số và truyền thông số trong lộ trình của dự án chuyển đổi số tại Vietsovpetro.
Theo ông Vũ Mai Khanh, Tổng Giám đốc Vietsovpetro, ban lãnh đạo Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro cam kết hỗ trợ tối đa, để dự án được triển khai một cách hiệu quả với sự tham gia của đơn vị tư vấn.
Theo định hướng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong những năm gần đây, nhằm bổ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra đồng bộ, khoa học, năng suất, Vietsovpetro đặc biệt chú trọng phát triển các công tác về chuyển đổi số, văn hóa doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực. Ông Khanh lưu ý, việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số và phát triển hệ thống CNTT tiến hành song song với công việc sản xuất kinh doanh và phát triển các giải pháp IT đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khuôn khổ các nội dung mà Hội đồng hai phía đã phê duyệt. Bên cạnh đó, Vietsovpetro cần lập quy trình khảo sát nội bộ để thống nhất về định hướng, quan điểm chỉ đạo và bố trí nguồn lực nội bộ phù hợp để phối hợp thực hiện tốt và đúng tiến độ các hạng mục của dự án.
Đại diện Liên danh Nhà thầu FPT - Petro South, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT chia sẻ: “Vietsovpetro và FPT chia sẻ nhiều điểm chung. Đầu tiên, cả hai doanh nghiệp cùng được gây dựng vào thời kỳ đất nước gian khó, sau đó trải qua giai đoạn hội nhập, chuyển dịch cùng sự thay đổi của thế giới và đang cùng bước vào giai đoạn kinh tế thế giới trải qua nhiều biến động. Thứ hai, hai doanh nghiệp đang cùng tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp những giá trị thiết thực cho nước nhà, góp phần phát triển kinh tế, kiến tạo cuộc sống hạnh phúc hơn cho người dân”.
Với những tương đồng, cộng hưởng kinh nghiệm thực tiễn FPT đã tích lũy qua các dự án tư vấn chuyển đổi số cho nhiều lĩnh vực trọng yếu như dầu khí, năng lượng, điện lực và quá trình chuyển đổi số trong chính nội tại FPT, ông Nguyễn Văn Khoa tin chắc rằng dự án sẽ đạt thành công, trở thành điển hình của ngành dầu khí Việt Nam, đưa Vietsovpetro trở thành một trong những thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến lên trở thành doanh nghiệp số.
Được biết, tiến độ tổng thể của dự án được thực hiện trong khoảng 9 tháng với bốn mốc chính. Trong đó, giai đoạn một là khởi động dự án. Giai đoạn hai là Đánh giá hiện trạng và năng lực số/năng lực phát triển số của Vietsovpetro trong đó có đánh giá xu hướng/kết quả chuyển đổi số trong hoạt động của các công ty Dầu Khí thượng nguồn. Giai đoạn ba là Xây dựng tầm nhìn và chiếu lược/Chương trình chuyển đổi số cho Vietsovpetro. Giai đoạn bốn là xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống CNTT đáp ứng chương trình Chuyển đổi số của Vietsovpetro.
Đồng thời, các chuyên gia từ FPT cũng nêu cụ thể các quy trình chung của dự án như quy trình khảo sát, quy trình phê duyệt tài liệu, quy trình quản lý thay đổi, quy trình tiếp nhận và xử lý vướng mắc.
Đặc biệt với khối doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn FPT đã thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị, kinh doanh, hướng đến trở thành doanh nghiệp số. Mới đây, Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC) - đối tác của Tập đoàn FPT mới đây được chứng nhận trở thành Tổng công ty nhà nước được chứng nhận “hình thành doanh nghiệp số” sau khi Bộ TT&TT hoàn thiện đánh giá mức độ chuyển đổi số. Trong đó, hai trụ cột: Trải nghiệm số cho khách hàng và Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp đạt mức cao.
dữ liệu số.
Theo Ban tổ chức, năm học 2022 – 2023 cũng ghi dấu ấn với số lượng học sinh đạt giải đông đảo ở 4 môn thi là 21.200 học sinh, gấp 3 lần so với năm học 2021 - 2022. Trong đó, có 1.640 học sinh đạt giải Vàng, 2.680 học sinh đạt giải Bạc, 4.280 học sinh đạt giải Đồng và 12.600 học sinh đạt giải Khuyến khích.
Đáng chú ý, kết quả khảo sát dựa trên 3.000 học sinh đạt giải Vàng Violympic quốc gia trong 3 năm học gần đây cho thấy, có 84% học sinh sở hữu thêm ít nhất 1 giải thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trở lên tại các môn Toán, Vật lý; 21,5% học sinh đạt giải thưởng kỳ thi quốc tế về Toán học như IKMC, IMO, SASMO, hoặc thủ khoa, học vượt lớp, siêu trí tuệ…
“Điều này cho thấy, Violympic không chỉ dừng lại là một nơi giúp học sinh ứng dụng CNTT và Internet để củng cố, nâng cao kiến thức mà còn là lực đẩy giúp các em tự tin hơn trên những đấu trường lớn”, đại diện Ban tổ chức chia sẻ.
Theo sát sân chơi từ những ngày đầu tổ chức, ông Phạm Đức Tài, đại diện Vụ giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT nhận xét: “Tính cộng đồng của Violympic không chỉ thể hiện ở cách tiếp cận và kết nối học sinh mọi vùng miền, mà còn nằm ở sự tiếp nối. 16 năm qua, nhiều học sinh được vinh danh của ngày hôm nay trở thành nguồn cảm hứng, thắp lửa cho đam mê học tập, nghiên cứu của những thế hệ sau đó”.
Mỗi năm, Ban tổ chức Violympic đều đã có những cải tiến và đầu tư cả về công nghệ, nội dung. Năm học 2022 - 2023 Violympic có thêm nội dung tiếng Việt, tính năng luyện tập, tăng cường về bảo mật và minh bạch trong tổ chức, giám sát các vòng thi.
Trong năm học tiếp theo, Ban tổ chức cho biết thêm, sân chơi công nghệ Violympic dự kiến sẽ có thêm môn thi mới, tập trung xây dựng đề thi theo hướng chú trọng đánh giá năng lực, tạo điều kiện cho học sinh phổ thông được tiếp cận những phương pháp tư duy, lập luận và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.